Nguyên Nhân Gây Ra Tình Trạng Sầu Riêng Méo Trái Và Cách Giải Quyết Hiệu Quả Bền Vững

Giai đoạn nuôi trái của cây sầu riêng đóng vai trò quan trọng trong việc xác định chất lượng và năng suất của quả. Để đạt được quả sầu riêng đẹp, trái tròn, đều, đủ hộc, và thuộc hàng loại I có giá trị cao, việc chăm sóc cây trong giai đoạn này cần được thực hiện một cách cẩn thận. Dưới đây là những nguyên nhân phổ biến gây ra trái sầu riêng méo và cách khắc phục hiệu quả mà Vinaracu chúng tôi sẽ giúp bà con tìm hiểu.

Nguyên nhân trái sầu riêng méo:

1.1. Do thu phấn:

Trong quá trình thụ phấn, cây sầu riêng cần nhận đủ hạt phấn và chất lượng hạt phấn tốt để phát triển trái đều. Khi thiếu dinh dưỡng trong cây, không đủ hạt phấn hoặc hạt phấn yếu, quá trình thụ phấn diễn ra không hoàn chỉnh, dẫn đến trái sầu riêng méo.

Nguyên Nhân Trái Sầu Riêng Méo
Nguyên nhân trái sầu riêng méo

1.2. Do chế độ nước:

  • Thiếu nước: Khi cây sầu riêng không nhận đủ lượng nước cần thiết trong giai đoạn nuôi trái, trái sẽ không phát triển đều và bị méo. Đặc biệt, trong giai đoạn quan trọng của quá trình nuôi trái, việc thiếu nước có thể gây ra tình trạng trái nhỏ, không đủ hộc, hoặc trái không phát triển tiếp.
  • Tưới nước quá nhiều: Ngược lại, việc tưới quá nhiều nước cũng có thể làm trái sầu riêng méo hoặc gây ra tình trạng trái rụng. Khi cây bị ngập úng nước, gốc cây có thể bị hư hại, và quá trình nuôi trái có thể bị gián đoạn, dẫn đến trái méo.
  • Sốc nước: Sự thay đổi đột ngột trong lượng nước hoặc tần suất tưới nước có thể gây sốc nước cho cây, làm cho cây không thích ứng kịp thời và dẫn đến tình trạng trái bị méo.

Để tránh trái sầu riêng bị méo do chế độ nước không đủ hoặc quá nhiều, bà con cần thực hiện tưới nước đúng cách và đảm bảo cung cấp đủ lượng nước cần thiết cho cây trong suốt giai đoạn nuôi trái. Tùy thuộc vào điều kiện địa phương và loại đất, cần điều chỉnh tần suất tưới nước và lượng nước tưới phù hợp để đảm bảo cây nhận đủ lượng nước cần thiết để phát triển trái đều và đẹp.

>>> Xem thêm: Cách Đuổi Sóc Cắn Phá Sầu Riêng Bằng Những Biện Pháp Đơn Giản

1.3. Do dinh dưỡng:

  • Giai đoạn đầu của quá trình nuôi trái, cây đi đọt và cơ đọt yếu, dẫn đến cây tập trung dinh dưỡng nuôi đọt, không đủ dinh dưỡng để nuôi trái, gây ra trái méo, chậm lớn, dị hình hoặc rụng trái hàng loạt.
  • Cây bị suy, lá còi cọc, nhỏ, vàng lá, cháy lá làm khả năng quang hợp của bộ lá rất yếu, tổng hợp năng lượng yếu, không đủ dinh dưỡng để nuôi trái.
  • Trên cây có nhiều kích cỡ bông, cỡ trái, dẫn đến sự canh tranh dinh dưỡng, làm trái phát triển trước bị méo trái hoặc chậm lớn.
  • Bón phân hóa học quá sớm sau khi xổ nhụy gây mất cân đối dinh dưỡng.
  • Các vườn không vệ sinh cây, cây quá rậm rạp nhiều nhánh không tập trung, gây cạnh tranh dinh dưỡng trong cùng một chùm. Nhiều bà con để quá nhiều trái trên cùng một chùm mà không tỉa bớt.

1.4. Do sâu bệnh:

  • Cây bị sâu bệnh tấn công, rễ cây bị hư không đủ sức hấp thu dinh dưỡng nuôi trái.
  • Phun quá nhiều thuốc hóa học dẫn đến dư liều và ảnh hưởng tiêu cực đến cây.

Việc chăm sóc sầu riêng trong giai đoạn nuôi trái đòi hỏi sự quan tâm và kỹ năng, bà con nên theo dõi và áp dụng các biện pháp chăm sóc hợp lý để đạt được quả sầu riêng chất lượng và năng suất cao. Hy vọng thông qua những kiến thức này, bà con sẽ giữ được cây sầu riêng khỏe mạnh và đem lại hiệu quả tốt trong sản xuất.

Biện Pháp Khắc Phục Để Trái Sầu Riêng Tròn Đều Và Đẹp
Biện pháp khắc phục để trái sầu riêng tròn đều và đẹp

Biện pháp khắc phục để trái sầu riêng tròn đều và đẹp

Trong khu vực Miền Tây, nếu diện tích trồng sầu riêng không lớn, bà con có thể áp dụng biện pháp chổi lông gà mềm vào buổi tối. Bằng cách quét lăn đều xung quanh các chùm hoa, phấn hoa sẽ dính đều vào các đầu nhụy, giúp quá trình thụ phấn diễn ra đầy đủ hơn, giảm nguy cơ trái méo.

Trong khu vực Miền Đông với diện tích trồng lớn, việc phụ phấn nhờ vào gió và côn trùng như ong, bướm là phổ biến. Sau khi xổ nhụy, bà con cần kiểm soát cây không đi đọt để tránh cạnh tranh dinh dưỡng và tập trung chọn lựa trái. Bà con nên lựa những trái tròn đều, đẹp, loại bỏ những trái méo, dị hình cho đến khi trái đạt kích thước như cái chén. Quá trình này sẽ giúp tuyển chọn trái hiệu quả.

Để giữ độ ẩm đất phù hợp, bà con cần tưới nước từ từ sau khi xổ nhụy, tăng dần thời gian tưới cách ngày. Việc canh chỉnh thời gian và lượng nước tưới phù hợp sẽ tránh gây sốc nước cho cây.

Để tránh hiện tượng cây đi đọt trong quá trình nuôi trái, bà con cần đảm bảo cây có cơi đọt hoàn chỉnh và lá già trước khi cây xổ nhụy. Bà con nên bón phân đạm cá, humic và phân NPK 20-10-10 để cung cấp đủ chất dinh dưỡng cho cây phát triển tốt và hoàn thành cơi đọt.

>>> Xem thêm: Hiệu Quả Mô Hình Sản Xuất Sầu Riêng Theo Hướng Hữu Cơ

Khi trái sầu riêng có khoảng 25-30 ngày tuổi bị méo trái, bà con cần chặn đọt bằng MKP. Nếu đọt đã đi mạnh, cần chặn gấp pha 1-2kg MKP pha cho phuy 200 lít và phun ướt tán lá để ngăn đọt phát triển.

Khi trái khoảng 1-1,5kg, bà con nên bón phân NPK 3 số 15-15-15 Yara với liều lượng 1-1,5kg/cây đối với cây từ 10 năm tuổi. Sau đó, bổ sung đạm đậu nành và đạm cá theo tỷ lệ 2L đạm đậu nành + 1L đạm cá + 200L nước định kỳ 15-20 ngày/lần. Khi trái được 1-1,5kg, tăng liều tưới 3-4L đạm đậu nành + 1-2L đạm cá + 200L nước tùy thuộc vào kích thước trái. Khi trái bước sang khoảng 70 ngày tuổi, bà con cần giảm hoặc bỏ hoàn toàn hàm lượng đạm và chỉ bón Kali để giúp trái chuyển hóa nhanh lượng tinh bột và tăng phẩm chất trái cũng như màu sắc vỏ trái bóng đẹp.

Hơn nữa, sử dụng các loại thuốc dạng sinh học không gây nóng cho cây sẽ giúp phòng trừ sâu bệnh hiệu quả.

Như vậy, bằng việc kết hợp các biện pháp chăm sóc và bón phân hợp lý, bà con sẽ có cơ hội mang lại năng suất và chất lượng trái sầu riêng cao trong vụ mùa.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *