THÀNH PHẦN HÓA HỌC TRONG RAU MỒNG TƠI
Trong rau mồng tơi có vitamin A, vitamin B9 (acid folic), vitamin C, calci, magie, sắt và vài chất chống oxy hóa, chất saponin, các acid amin thiết yếu như arginin, isoleucine, leucine, lysin, tryptophan… Vitamin C trong lá mồng tơi cao gấp 3 lần rau cải, vitamin A cao gấp 1,5 lần rau xoăn (kale). Một số nhà nghiên cứu đã báo cáo hoạt tính kháng ung thư, chống ôxy hóa và chống viêm trên thực nghiệm của rau mồng tơi do có chất beta sitosterol.
CÔNG DỤNG CỦA RAU MỒNG TƠI
Mồng tơi mát và mùa nè nóng nực nó được xem như thứ rau vua. Trong Đông y, mồng tơi có tính hàn, vị chua, không độc, đi vào 5 kinh tâm, tì, can, đại trường, tá tràng, giúp lợi tiểu, tán nhiệt, giải độc, làm đẹp da, trị rôm sảy, mụn nhọt. Trong sách cổ có ghi rau mồng tơi có vị chua, hàn, hoạt, không độc, dùng tán nhiệt, lợi đại tiểu trường.
Tăng lượng sữa đáng kể cho sản phụ:
Các bà mẹ sau sinh ít sữa có thể ăn rau mồng tơi để tăng cường lượng sữa về do trong rau mồng tơi có các vitamin A3, B3, chất saponin, sắt nên tốt cho thai phụ…
Thanh nhiệt, giải độc cơ thể và chữa táo bón:
Sử dụng rau mồng tơi trong bữa ăn hàng ngày sẽ giúp cơ thể thanh nhiệt, giải độc và cải thiện chứng táo bón.
Hỗ trợ làn da tươi trẻ:
Lá mồng tơi có tác dụng dưỡng da, lưu thông khí huyết và giúp da dẻ mịn màng, tươi trẻ.
Rau mồng tơi có tác dụng trị vết thương và cải thiện tình trạng đau nhức xương khớp:
Nước cốt từ rau mồng tơi có thể trị vết bỏng, bên cạnh đó, hầm mồng tơi với chân giò để ăn hàng ngày sẽ giúp trị đau nhức xương khớp.
Cải thiện chức năng sinh lý, chữa mộng tinh:
Rau mồng tơi giúp nam giới hỗ trợ điều trị chứng yếu sinh lý, mộng tinh.
Có thể ngăn ngừa loãng xương từ rau mồng tơi:
Hàm lượng canxi trong mồng tơi rất cao nên có thể ngăn ngừa nguy cơ loãng xương ở người cao tuổi.
Rau mồng tơi tốt cho phụ nữ mang thai:
Acid folic và sắt là hai dưỡng chất có lợi cho phụ nữ mang thai rất dồi dào trong rau mồng tơi.
Hỗ trợ giảm chất béo, cholesterol:
Chất nhầy có trong rau mồng tơi có tác dụng hấp thu cholesterol. Vì vậy, chất béo trong thực phẩm không ngấm được qua màng ruột nên sẽ bị thải ra ngoài qua đường phân.
Rau mồng tơi có tác dụng chống oxy hóa và bảo vệ mắt:
Rau mồng tơi chứa nhiều sắc tố carotenoid chống oxy hóa. Những chất chống oxy hóa này có tác dụng trung hòa những gốc tự do nguy hại nên có thể phòng ngừa ung thư. Bên cạnh đó, rau mồng tơi rất giàu vitamin A, giúp phòng chống đục thủy tinh thể hoặc suy giảm thị lực.
Nâng cao hệ miễn dịch:
100g lá mồng tơi có chứa 102 mg vitamin C. Với lượng vitamin C có trong rau mồng tơi sẽ giúp cơ thể nâng cao sức khỏe hệ miễn dịch, phòng chống bệnh và giảm thời gian mắc bệnh.
MỘT SỐ MÓN NGON TỪ RAU MỒNG TƠI
Canh mồng tơi riêu cua đồng:
Mồng tơi rửa sạch, thái miếng vừa. Cua đồng xay nhuyễn phần thân, phần mai thì lấy gạch để riêng. Mình cua sau khi xay thì hòa với nước rồi lọc qua rây thật kỹ. Bạn đem nước lọc cua nấu sôi với lửa vừa, tuyệt đối không khuấy để tránh phần riêu cua bị nát.
Tiếp theo nhẹ nhàng cho gạch cua và rau vào, nấu chín rồi nêm nếm gia vị hạt nêm và muối ăn. Món canh cua mồng tơi làm hơi cầu kỳ một chút nhưng lại rất ngon, rất đáng để nấu thử.
Rau mồng tơi xào tỏi:
Rau mồng tơi xào tỏi là một trong những món ăn ngon, hấp dẫn từ rau mồng tơi. Món ăn với cách chế biến đơn giản và rất dễ dàng, dù cho bạn có vụng về trong nấu nướng cũng có thể làm được.
Thịt bò xào rau mồng tơi:
Thịt bò luôn được đánh giá cao về dinh dưỡng, do đó, bất cứ nguyên liệu nào khi kết hợp với thịt bò cũng đều mang đến nhiều lợi ích sức khỏe, chẳng hạn như món thịt bò xào rau mồng tơi sau đây.
Canh mồng tơi nấu tôm:
Tôm tươi, ngon, giàu dinh dưỡng đem bóc bỏ vỏ, phi thơm cùng hành củ rồi đổ nước vào đun sôi. Vớt hết váng bọt trong nồi sau đó mới cho rau mồng tơi vào nấu chín. Nêm gia vị vừa ăn là hoàn thành. Với cách nấu canh mồng tơi này, các thành viên trong gia đình bạn sẽ được cung cấp rất nhiều chất dinh dưỡng. Bởi trong tôm có chứa nguồn protein rất dồi dào, ngoài ra còn có thể bổ sung sắt cũng như canxi cho cơ thể. Canh mồng tơi nấu tôm cũng có vị ngọt tự nhiên kích thích vị giác, làm tăng cảm giác ngon miệng cho người ăn.
Canh mồng tơi nấu ngao:
Ngao rửa nhiều lần và ngâm cho hết cát, sau đó đem luộc rồi tách vỏ, giữ lại phần thịt ngao. Nước ngao cần lọc kỹ cho sạch rồi đun sôi, sau đó cho mồng tơi vào. Rau gần chín thì thả ngao vào, nêm gia vị rồi tắt bếp. Canh ngao mồng tơi có vị ngọt mát của rau và vị đậm đà của ngao, bạn nên nêm ít gia vị để nếm trọn sự thơm ngon tự nhiên này nhé.
Canh thịt xay mồng tơi:
Nếu vẫn còn băn khoăn rau mồng tơi nấu gì ngon thì hãy thử nấu món canh thịt xay mồng tơi theo công thức bên dưới để có thể thưởng thức được một món ăn thanh đạm, bổ dưỡng.
Rau mồng tơi nấu canh xương:
Để thực hiện món rau mồng tơi nấu canh xương, bạn đem xương lợn ninh kỹ rồi lọc lấy nước để nấu canh. Bạn có thể kết hợp nấu rau mồng tơi cùng rau ngót, cũng rất ngon miệng đấy. Sau khi nước ninh xương sôi thì cho các loại rau ăn lá ngon bổ dưỡng vào, nêm gia vị rồi múc ra bát thưởng thức ngay lúc nóng.
canh mồng tơi với cá:
Với cách nấu canh mồng tơi và cá, bạn nên dùng ngọn mồng tơi để nấu, sẽ thích hợp hơn dùng phần lá. Bạn có thể mua cá rô hay cá quả đều ngon, phi lê thành những miếng mỏng rồi ướp cùng gừng, hạt tiêu và gia vị, dùng dầu thực vật có thành phần an toàn chiên qua cá. Bắc nồi nước cho sôi rồi thả cá vào, đun nhỏ lửa. Khi cá chín thì cho rau mồng tơi và vài cái nấm hương thái nhỏ vào nấu cùng để canh thơm ngon hơn. Nêm lại gia vị rồi tắt bếp.
Canh mồng tơi mướp:
Mướp nạo vỏ rồi thái vát, nếu quả mướp to quá thì có thể bổ đôi. Bạn phi thơm hành rồi cho mướp vào xào chín sơ rồi cho nước vào nấu sôi, sau đó cho mồng tơi vào. Nêm gia vị vừa ăn rồi cho một chút lạc giã nhỏ vào nấu cùng cho món canh có vị thơm ngậy.




