KHỔ QUA RỪNG CÓ TÁC DỤNG GÌ
Mặc dù là loại cây mọc dại nhưng cây khổ qua rừng tồn tại rất nhiều giá trị đối với sức khỏe.
Tác dụng của dây khổ qua rừng trong Đông Y
- Dây khổ qua rừng có tính mát, vị đắng và không chứa độc tố nên giúp mát gan, thanh nhiệt, giải độc hiệu quả.
- Dây mướp đắng rừng có tác dụng tốt với người đang gặp vấn đề viêm nhiễm, mụn nhọt, sốt.
- Là thảo dược có công dụng giải stress, giúp tinh thần thêm sảng khoái.
- Là bài thuốc hiệu quả để phòng chống bệnh tật, nâng cao sức khỏe.
Tác dụng của dây khổ qua rừng trong y học hiện đại
Các chuyên gia đã nghiên cứu và khẳng định dây khổ qua rừng mang đến những tác dụng tích cực cho sức khỏe như:
- Thành phần trong dây khổ qua rừng có công dụng hiệu quả trong việc kiểm soát đường huyết và duy trì lượng đường trong máu ổn định.
- Vitamin và khoáng chất của khổ qua rừng tham gia trực tiếp vào quá trình thanh nhiệt, giải độc và làm mát gan. Từ đó, phục hồi tế bào gan bị tổn thương, phòng chống viêm gan B, C.
- Dây khổ qua rừng còn mang đến công dụng tuyệt vời trong việc kiểm soát huyết áp, loại bỏ mỡ máu và ngăn chặn sự phát triển nhanh chóng của các gốc tự do.
- Lượng vitamin C dồi dào trong dây khổ qua rừng giúp cơ thể hình thành hệ miễn dịch vững chắc, phòng chống những căn bệnh truyền nhiễm.
- Sử dụng dây khổ qua rừng thường xuyên còn là cách hiệu quả để ngăn chặn sự hình thành của tế bào ung thư.
KHỔ QUA RỪNG NẤU MÓN GÌ NGON
1. Khổ qua rừng xào thịt nạc / tôm tươi:
Khổ qua rửa sạch, bỏ ruột và đem cắt lát. Cho dầu vào và xào chín tái khổ qua, cho thêm thịt nạc / tôm tươi và gia vị vào chung, bật lửa to cho thức ăn chín đều. Có thể dùng một lần trong ngày. Món này rất tốt trong trường hợp bị máu cam, đau mắt, tiểu đường.
2. Khổ qua rừng xào trứng:
Khổ qua sau khi rửa và bỏ ruột thì đem bào cho mỏng, cho vào chảo xào tới khi gần chín thì đập trứng cho vào, xào sơ và cho gia vị. Những ai không thích vị đắng của khổ qua có thể dùng món này vì trứng đã giảm đi vị đắng cảu khổ qua khá nhiều. Dùng món này vừa mát và bổ dưỡng.
3. Khổ qua rừng xào đậu phụ:
Chế biến khổ qua rừng xào đậu phụ tương tự như cách chế biến với khổ qua xào thịt, tuy nhiên thay thế thịt bằng đậu phụ được thái lát. Nhưng bạn cần phải lưu ý cho đậu phụ vào sau khi khổ qua gần chín để tránh tình trạng đậu phụ đã nát mà khổ qua còn chưa chín. Món này rất bổ ích với người bị tiểu đường.
4. Khổ qua rừng trộn rau cần:
Cách dùng khổ qua rừng trộn với rau cần chắc có lẽ còn hơi chút xa lạ đối với một vài người. Để chế biến món này, bạn cần khoảng 150g mướp đắng rừng và 150g rau cần, thêm tương mè, tỏi cắt nhuyễn.
Để chế biến món khổ qua rừng với rau cần, trước tiên bạn cần phải rửa, cắt và bỏ ruột khổ qua rừng sau đó cắt thành từng sợi nhỏ, chần qua nước sôi rồi cho vào nước lạnh vớt ra nhanh. Khổ qua rừng sau khi ráo nước sẽ đem trộn chung với rau cần, nêm thêm gia vị cho vừa ăn. Món này vừa giúp mát gan, vừa giúp giảm huyết áp, người bị bệnh huyết áp nên dùng thường xuyên.
5. Khổ qua rừng nhồi thịt / cá thác lác:
Chắc hẳn món này quá quen thuộc với chúng ta bởi khổ qua rừng nhồi thịt rất ngon lại có công dụng thanh nhiệt, giải độc lại bổ dưỡng giúp bồi bổ cơ thể. Nguyên liệu dùng cho món này là thịt heo xay hay cá thác lác xay, nấm mèo, tiêu, hành, gia vị bầm chung rồi nhét vào bên trong trái khổ qua rừng sau đó đem hầm cho mềm.
6. Khổ qua rừng kho thịt:
Nếu đã chán ngán với món thịt kho trứng hay kho tiêu bạn hãy làm món khổ qua rừng kho thịt cho cả nhà lạ miệng. Món này ăn nóng mới ngon, miếng thịt thơm mềm, khổ qua rừng hơi đăng đắng nhưng mà ngon ngất ngây. Nếu bạn không ăn được vị đắng của khổ qua thì hãy trụng sơ trước khi kho cùng thịt, vị đắng sẽ giảm đi đáng kể đấy!
Khổ qua chẻ đôi, móc ruột, rửa sạch, để ráo.
Thịt đùi rửa sạch qua với nước muối và cắt miếng khoảng 5-6 cm (bạn có thể cắt miếng to hoặc nhỏ tuỳ theo khẩu vị của gia đình bạn). Ướp thịt với 2 muỗng nước mắm, 2 muỗng bột nêm, 1/2 muỗng nước màu, tiêu, hành tím băm, 1/2 muỗng cafe dầu ăn để 10-15 phút cho thịt thật thấm gia vị.
Bắt chảo lên bếp, khi chảo nóng cho phần thịt đã ướp vào đảo thật đều đến khi thịt săn lại đổ thêm bát nước và cho phần khổ qua vào kho chung.
Vặn lửa riu riu để thịt mềm và khổ qua cũng vừa thấm gia vị, khi thịt bắt đầu chuyển sang màu cánh gián bạn nêm lại một lần nữa trước khi tắt bếp.
7. Khổ qua rừng hầm thịt nạc, củ cải:
Người đang bị các bệnh mạng tính, kho han, đau họng, viêm họng thì món này là sự lựa chọn hàng đầu. Để chế biến, hãy đem khổ qua rừng, thịt nạc và củ cải đi thái thành miếng, đem tất cả hầm chung với nước khi mềm thì cho thêm gia vị vào. Ngày có thể ăn 1 lần, ăn liên tục trong 20 ngày.
8. Khổ qua rừng muối chua:
Khổ qua rừng rửa sạch, cắt bỏ 2 đầu, bổ đôi, bỏ ruột rồi thái miếng dài rồi. Ngâm khổ qua với nước muối cho bớt vị đắng rồi rửa sạch lại, để ráo. Pha phèn chua với nước rồi ngâm khổ qua rừng vào, vớt ra phơi dưới nắng mặt trời cho đến khi chuyển trắng sẽ đem vào rửa lại với nước lạnh. Cho giấm ăn, đường trắng và muối ăn vào nồi và bắt lửa, đến khi hỗn hợp có bị ngọt nhẹ mới tắt lửa để nguội. Để khổ qua vào lọ thủy tinh, đổ nước giấm vào cho ngập mặt, sau 5-7 ngày là dùng được.




