THÀNH PHẦN DINH DƯỠNG CÓ TRONG CỦ RIỀNG
Một khẩu phần củ riềng (100 gram) chứa khoảng:
- Calo: 71
- Carbohydrate: 15g
- Protein: 1g
- Chất béo: 1 g
- Chất xơ: 2g
- Vitamin C: 5,4 g (9% DV)
Ngoài ra, củ riềng còn cung cấp một lượng natri, flavonoid, sắt và vitamin A.
CÔNG DỤNG CỦA CỦ RIỀNG VỚI SỨC KHỎE
Kháng viêm:
Nghiên cứu cho thấy củ riềng chứa các đặc tính kháng viêm giúp nó trở thành một phương thuốc trị bệnh viêm khớp dạng thấp hiệu quả.
Bên cạnh đó, củ riềng còn giúp giảm nhẹ sự khó chịu do các vết loét và viêm đau vùng bụng gây ra.
Tăng cường tuần hoàn máu:
Củ riềng có khả năng loại bỏ chất độc và cải thiện sự tuần hoàn máu. Kết quả là có thêm dưỡng chất cung cấp cho mô da. Những đặc tính chống oxy hóa của củ riềng giúp ngăn các gốc tự do gây thương tổn cho da, qua đó duy trì độ mềm của da.
Củ riềng cũng có thể được dùng cho da đầu để thúc đẩy tăng trưởng tóc do nó có khả năng tăng cường sự tuần hoàn máu. Với tóc mỏng, nước củ riềng kết hợp với dầu jojoba làm thành một phương thuốc hiệu quả.
Hỗ trợ tiêu hóa:
Công dụng phổ biến và lâu đời nhất của củ riềng là chữa đau bụng. Ngoài ra, nó cũng có thể được dùng để giảm ói mửa, tiêu chảy và nấc cụt.
Cải thiện chức năng nhận thức:
Một thành phần hiện hữu trong củ riềng, có tên gọi ACA, có tác dụng hỗ trợ chức năng nhận thức. Một số nghiên cứu cho thấy nó cũng có thể giúp giảm một số dạng thoái hóa não liên quan đến nhận thức.
Đối phó trầm cảm:
Trong củ riềng có một loại dưỡng chất thực vật giúp ngăn chặn hoạt động TNF-alpha, qua đó giúp đối phó bệnh trầm cảm.
Làm lành bỏng da:
Nước củ riềng có tác dụng tuyệt vời với những vết bỏng trên da. Khi được bôi lên khu vực bị ảnh hưởng, nó lập tức giảm nhẹ sự khó chịu và hỗ trợ việc làm lành.
Ngăn ngừa ung thư:
Đây có lẽ là lợi ích ấn tượng nhất của củ riềng. Một cuộc nghiên cứu ở Anh thực hiện với những người bị khối u ở phổi và vú cho thấy củ riềng có những đặc tính chống ung thư. Chất galanin trong củ riềng góp phần hình thành đặc tính trên ở củ riềng.
Củng cố hệ miễn dịch:
Nhiều nghiên cứu cho thấy chiết xuất polysaccharide từ củ riềng có tác động kích thích hệ lưới nội mô và làm tăng số lượng tế bào lá lách và tế bào rỉ viêm phúc mạc vốn đóng vai trò then chốt trong hệ miễn dịch.
Tăng số lượng tinh binh:
Củ riềng được cho là có tác dụng kích thích khả năng sinh sản ở nam giới.
Một cuộc nghiên cứu được công bố hồi năm 2014 trên chuyên san Iranian Journal of Reproductive Medicine cho thấy củ riềng làm tăng sự di động, số lượng và sức khỏe tinh trùng.
Một nghiên cứu được tương tự được công bố sau đó cho thấy số lượng tinh trùng di động gia tăng gấp 3 lần khi 34 đàn ông khỏe mạnh hấp thu chiết xuất quả lựu và củ riềng.
Chữa bệnh hen suyễn
Riềng đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì hệ hô hấp khỏe mạnh. Củ riềng có tác dụng chống co thắt làm giảm đờm và làm giãn phế quản để làm giảm hen suyễn. Nó cũng có thể được sử dụng cho những người khiếm khuyết về giọng nói như chứng khó đọc, nói lắp và mất ngôn ngữ.
Ngăn ngừa bệnh tim và vấn đề tim mạch
Trong hệ thống tuần hoàn máu, củ riềng có tác dụng làm giảm các cơn co thắt tim, tăng cung cấp máu cho hệ thống tiêu hóa và các cơ quan quan trọng khác. Bác sĩ Strehlew, tác giả y học Bingen đã đề cập đến củ riềng như một vị cứu tinh khỏi các cơn đau tim. Ông là người thúc đẩy việc sử dụng củ riềng trong y học hiện đại, đặc biệt là trong việc thúc đẩy trái tim khỏe mạnh cho thế hệ trẻ.




