Rau chân vịt (Portulaca oleracea) là một loại rau được sử dụng rộng rãi trong ẩm thực trên khắp thế giới. Với hàm lượng chất dinh dưỡng cao và lợi ích sức khỏe đa dạng, rau chân vịt đã trở thành một trong những loại rau phổ biến được sử dụng trong chế biến các món ăn hàng ngày. Trong bài viết này, chúng ta sẽ cùng VINARACU tìm hiểu về rau chân vịt và các lợi ích sức khỏe của nó, cũng như cách chọn lựa, chế biến và lưu ý khi sử dụng.
Lợi Ích Sức Khỏe Của Rau Chân Vịt
Rau chân vịt có hàm lượng chất dinh dưỡng cao, bao gồm vitamin C, vitamin A, vitamin B, canxi, magiê, kali, sắt và chất xơ. Nghiên cứu đã chứng minh rằng rau chân vịt có nhiều lợi ích sức khỏe như giảm cholesterol, hỗ trợ hệ tiêu hóa, hỗ trợ chức năng gan, giảm nguy cơ ung thư, tăng cường hệ miễn dịch và giảm đau và viêm.
Rau chân vịt có giá trị dinh dưỡng cao, rất tốt cho sức khỏevà thường được chế biến thành những món ăn và nước ép để uống. Ngoài ra thì loại rau này còn được dùng làm thuốc. Ngoài ra, rau chân vịt còn chứa nhiều vitamin E, arotenoid có tác dụng chống oxy hóa rất mạnh, giúp khống chế được các tế bào ác tính trong cơ thể.
Một số thành phần của rau chân vịt như kali, folate và các chất chống oxy hóa khác được biết rất tốt cho hệ thần kinh. Chứa lượng lớn chất flavonoid, một chất có khả năng chống ung thư, chống viêm, ngăn ngừa mắc các bệnh về tuyến tiền liệt hiệu quả.
Một sắc tố gọi là lutein được tìm thấy trong rau chân vịt đã được chứng minh là làm giảm sự xuất hiện của xơ vữa động mạch, đau tim và đột quỵ.

Chọn lựa và bảo quản rau chân vịt
Khi mua và bảo quản rau chân vịt tươi, có ba nguyên tắc cần nhớ:
- Càng tươi càng tốt. Rau tươi bắt đầu mất đi các lợi ích dinh dưỡng trong vòng vài ngày sau khi thu hoạch.
- Càng lạnh càng tốt. Rau sẽ để được lâu hơn và mất ít chất dinh dưỡng nhất khi để ở ngăn mát nhất có thể.
- Càng khô ráo càng tốt. Độ ẩm làm rau hư nhanh hơn (cũng như đối với hầu hết các loại trái cây và rau khác).
Hãy rửa rau ngay trước khi sử dụng chứ không phải trước khi bảo quản, giữ rau tươi trong ngăn mát tủ lạnh tối đa là 5 ngày. Bạn có thể quấn thêm khăn giấy quanh rau để chống ẩm.
Tốt nhất là ăn rau sống. Nếu bạn không ăn hết rau bina sống, bạn có thể dùng nó chế biến các món ăn nóng. Nếu bạn vẫn còn thừa, hãy đông lạnh để sử dụng làm sinh tố, súp và món hầm.
>>> xem thêm: 7 Loại Rau Luộc, Củ Luộc Ăn Với Cơm Cực Tốt Cho Sức Khỏe
Một số món ăn ngon từ rau chân vịt

Súp rau chân vịt
Khoai tây bỏ vỏ, cắt thành miếng vuông khoảng 2cm. Hành tây bỏ vỏ, cắt hạt lựu nhỏ. Hành boa rô cắt lát xéo. Rau chân vịt rửa sạch, cắt làm đôi và để ráo.
Bắc nồi lên bếp, khi chảo nóng cho bơ vào cho tan chảy, cho boa rô vào xào thơm. Tiếp tục cho hành tây vào xào chín rồi đến khoai tây và nêm vào một ít muối. Đảo đều tay khoảng 1 phút sau đó đổ nước dùng gà vào đun sôi cho khoai tây mềm. Sau đó, cho rau chân vịt vào đun khoảng 2 – 3 phút khi thấy rau trong, xanh là tắt bếp.
Cho hỗn hợp xốt vào cối xay nhuyễn. Sau đó, đổ hỗn hợp vừa xay vào nồi đun trên lửa nhỏ và đổ từ từ sữa tươi vào. Lưu ý, vừa đổ sữa tươi vừa khuấy đến khi nào súp sệt lại là được. Sau đó, bạn cho kem sữa béo vào và nêm một ít muối là đã hoàn thành món súp.
Cắt bánh mì thành lát, rưới lên bánh mì một ít bơ và cho vào lò nướng giòn. Khi bánh mì đã giòn, bạn mang ra lấy tép tỏi chà lên mặt bánh mì và cuối cùng rắc nhỏ tây cắt nhỏ lên trên.
Rau chân vịt sốt đậu hũ củ năng
Đậu hũ trắng rửa sạch, cắt hạt lựu lớn. Cải bó xôi làm sạch, cắt khúc 5-7cm. ớt sừng cắt lát mỏng, hành lá làm sạch, cắt nhỏ, củ năng gọt vỏ, cắt nhỏ, tỏi tây thái nhỏ.
Đun nóng 1 muỗng canh dầu ăn, cho hành boa rô vào phi thơm, thêm cải đã cắt với trên lửa lớn cho trở màu thì nêm ít muối tiêu rồi trút ra đĩa.
Vẫn chảo đó, cho 1 muỗng canh dầu ăn vào đun nóng, cho củ năng với đậu hũ, nêm 1/2 muỗng cà phê hạt nêm chay, 2 muỗng cà phê dầu hào chay, 2 muỗng cà phê nước tương, 2 muỗng cà phê tương ớt, 2 muỗng cà phê đường. Nấu lửa nhỏ để cho hỗn hợp sền sệt thấm đều gia vị là được.
Bày cải bó xôi ra đĩa, rưới sốt đều lên cải bó xôi, rắc thêm hành lá, ớt thái lát. Dọn ăn cùng cơm trắng rất ngon. Cải bó xôi xào sốt đậu hũ củ năng là món ăn mới lạ mà ngon. Với những nguyên liệu đơn giản này bạn có thể chế biến được món chay hấp dẫn cho ngày rằm hằng tháng rồi nhé!
>>> Xem thêm: 7 loại rau thơm ngon mà người bệnh tiểu đường nên đưa vào chế độ ăn
Canh rau chân vịt với tôm viên
Tôm lột vỏ, lấy chỉ đen, rửa sạch, băm nhỏ. Rau chân vịt rửa sạch, ngâm nước muối rồi rửa lại với nước.
Trộn tôm với thịt bằm, nêm nếm gia vị tùy theo sở thích, trộn đều. Nặn hỗn hợp thịt bằm + tôm thành từng viên nhỏ.
Bắc nồi nước lên bếp đun sôi, tiếp đến cho từng viên tôm thả vào nồi. Khi nước sôi lại lần nữa thì cho rau chân vịt vào. Nấu trong khoảng 3 phút. Nêm nếm lại cho vừa ăn thì tắt bếp.
Lưu ý khi sử dụng rau chân vịt
Trong rau chân vịt có chứa Purin và Oxalate người có tiền sử bệnh Gout không nên sử dụng.
Không nên sử dụng chung với hải sản vì sẽ làm giảm đi sự hấp thụ của các chất có trong hải sản.
Không nên sử dụng cùng lúc với các loại thuốc điều trị bệnh khác vì sẽ làm giảm khả năng hấp thụ thuốc.
Qua bài viết trên các bạn đã trả lời được câu hỏirau chân vịt có tốt khôngchưa? Rau chân vịt có rất nhiều công dụng, lợi ích khác nhau cho sức khỏe và có thể được sử dụng ở nhiều độ tuổi khác nhau. Không chỉ vậy, loại rau này còn rất ngon và dễ ăn, vì thế rất được yêu thích. Có thể thấy, đây là loại thực phẩm tuyệt vời, là sự lựa chọn hàng đầu cho các bà nội trợ trong gia đình..