Vừa ngừa ung thư vừa chữa được 9 bệnh khác của cây cần tây

Cây cần tây có tên tiếng anh là Celery vài năm gần đây, cần tây là món rau xanh rất được yêu thích vì những công dụng tuyệt vời của cần Tây với sức khỏe và đặc biệt cần tây hỗ trợ ngùa ung thư. Vì thế, loại rau này thường xuất hiện trong các bữa ăn hằng ngày của nhiều gia đình. Tác dụng của rau cần tây là điều đã được nhiều nhà khoa học chứng minh loại rau này không đơn giản là nguyên liệu nấu ăn mà còn là “cây thuốc tự nhiên” với nhiều công dụng tốt cho sức khỏe và sắc đẹp. Cùng Vinaracu tìm hiểu trong bài viết sau nhé!!!

Thông tin dinh dưỡng về cần tây

Vì cần tây chứa đến 95% nước nên nhiều người nghĩ rằng nó không chứa nhiều chất dinh dưỡng. Tuy nhiên, thực tế lại không phải như vậy, cần tây lại chứa một số vitamin và khoáng chất quan trọng với sức khỏe. Cụ thể như sau:

Cây Cần Tây Vừa Ngừa Ung Thư Vừa Chữa Được 9 Bệnh Khác
cây cần tây Vừa ngừa ung thư vừa chữa được 9 bệnh khác

Vitamin và khoáng chất

Cần tây giàu vitamin K, cụ thể thân cây này cung cấp đến 25% vitamin K mỗi ngày cho bạn. Ngoài ra, nó còn chứa một lượng nhỏ các vitamin khác như: vitamin A, vitamin B và vitamin C. Mặc dù cần tây có hàm lượng calo thấp nhưng lại chứa một số khoáng chất nhất định như: kali, folate, choline, canxi, mangan, magiê, phốt pho,…

>>> Xem thêm: 14 lợi ích sức khỏe có trong 1 ly nước ép cần tây

Carb

Cần tây thường được xuất hiện nhiều trong các chế độ ăn đặc biệt vì nó chứa rất ít calo và carbohydrate. Cần tây khi cắt nhỏ chỉ chứa khoảng 3g carb và một nửa trong số này chính là chất xơ.

Chất điện giải

Không chỉ là nguồn cung cấp chất chống oxy hóa dồi dào và các hợp chất thực vật giúp chống lại bệnh tật, cần tây còn chứa nhiều chất điện giải. Cụ thể, đó là: natri và florua tự nhiên. Chất điện giải giúp giữ huyết áp ở mức ổn định, tăng cường hoạt động của các dây thần kinh, tăng sức khỏe cơ và hỗ trợ chữa lành các tổn thương mô.

Tác dụng của rau cần tây

Bảo vệ cơ thể khỏi ung thư

Cần tây là loại thực vật cùng họ với các loại rau củ chống ung thư như cà rốt, thì là, ngò tây và củ cải. Các loại cây này có chứa các hợp chất ngăn ngừa tổn thương tế bào gọi là polyacetylene. Các nghiên cứu trước đó chứng minh rằng polyacetylene giúp giảm độc tố và chống lại các nguyên nhân hình thành ung thư, đặc biệt là ung thư vú, ung thư ruột và bệnh bạch cầu.

Cây Cần Tây Bảo Vệ Cơ Thể Khỏi Ung Thư
cần tây Bảo vệ cơ thể khỏi ung thư

Rau cần tây hỗ trợ giảm cân

Cần tây có tác dụng gì? Cần tây chứa ít calo nhưng lại có nhiều chất xơ làm tăng cảm giác no. Nhờ vậy, bạn sẽ không cảm thấy thèm ăn và không quá đói bụng. Hơn nữa, uống nước ép cần tây hoặc ăn cần tây kết hợp tập luyện thể dục đều đặn sẽ hỗ trợ giảm cân an toàn và hiệu quả. Đó là lý do cần tây thường xuất hiện trong danh sách những thực phẩm giảm cân tốt nhất.

Giảm hàm lượng cholesterol cao trong cơ thể

Tác dụng của rau cần tây là gì? Khả năng giảm cholesterol làm cần tây trở nên hữu ích trong việc cải thiện và duy trì sức khỏe tim mạch. Cần tây chứa một loại hợp chất độc nhất vô nhị gọi là 3-n-butylphthalide (tên viết tắt là BuPh) có công dụng giảm lượng lipid máu (hay còn gọi là mỡ máu) trong cơ thể.

Rau cần tây giúp giảm viêm

Rau cần tây có tác dụng gì? Cần tây chứa các chất chống oxy hóa và polysaccharide (một loại phân tử carbohydrate) được biết có tác dụng như chất kháng viêm, đặc biệt là chất chống oxy hóa flavonoid và polyphenol. Những chất này hỗ trợ sức khỏe toàn diện, đặc biệt cho người lớn tuổi, bằng cách chống lại các tác hại của gốc tự do (hay còn gọi là mất cân bằng oxy hóa) làm cơ thể bị viêm. Viêm nhiễm thường là nguyên nhân của bệnh mạn tính như ung thư, tim mạch, viêm khớp…

Phòng ngừa và chữa trị bệnh cao huyết áp

Tác dụng của rau cần tây là gì? Chiết xuất hạt cần tây có thành phần chống lại bệnh tăng huyết áp. Cao huyết áp là một trong những yếu tố đặc biệt nguy hiểm gây ra bệnh tim mạch vành – nguyên nhân lớn nhất gây tử vong ở những nước công nghiệp phát triển. Hạt cần tây là yếu tố chính giúp cơ thể kiểm soát chỉ số huyết áp cao mạn tính.

Rau cần tây giúp phòng tránh lở loét

Đây là một trong các lợi ích của cần tây mà đa số mọi người ít biết đến: nó có thể giúp phòng ngừa và giảm hình thành các vết loét gây đau đớn. Một nghiên cứu năm 2010 phát hiện ra cần tây chứa chiết xuất ethanol đặc biệt hữu ích trong việc bảo vệ thành ống tiêu hóa khỏi tình trạng lở loét.

Rau cần tây giúp bảo vệ gan

Một nghiên cứu tại Ai Cập tiết lộ rằng khi chuột được cho ăn cần tây đỏ với rau diếp xoăn và lúa mạch, cơ thể chúng giảm lượng mỡ nguy hiểm tích tụ trong gan. Chuột càng được ăn nhiều cần tây, rau diếp xoăn và lúa mạch thì gan của chúng càng khỏe mạnh.

Các nhà khoa học cũng khẳng định cần tây có chức năng tương tự trên cơ thể con người.

>>> Xem thêm: Thải Độc Cơ Thể Bằng Bột Cần Tây, Vừa Tiện Lợi Vừa An Toàn Dễ Sử Dụng

Rau cần tây giúp kháng viêm

Tác dụng của rau cần tây là gì? Trên thực tế, hạt cần tây đã được sử dụng như một liều thuốc dân gian với tác dụng kháng vi khuẩn từ đời xưa. Một nghiên cứu vào năm 2009 đã cho thấy hạt cần tây chứa hoạt chất đặc biệt làm giảm sự phát triển của vi khuẩn một cách đáng kể.

Rau cần tây giúp lợi tiểu và giải độc

Cần tây có tác dụng gì? Các chất điện giải như natri và kali có trong cần tây hỗ trợ điều tiết lượng chất lỏng trong cơ thể, thanh lọc cơ thể nên giúp lợi tiểu. Bên cạnh đó, cần tay còn đóng vai trò trong quá trình sản xuất nước tiểu và tăng cường sức khỏe của bạn.

Rau cần tây giúp phòng ngừa nhiễm trùng ống tiết niệu

Cần tây giúp làm giảm axit uric và kích thích sản xuất nước tiểu nên có lợi trong việc đánh bại các bệnh viêm nhiễm do vi khuẩn trong ống tiêu hóa và các cơ quan sinh sản gây ra. Cần tây còn giúp cơ thể phòng tránh bệnh rối loạn bàng quang, nhiễm trùng đường tiết niệu, bệnh thận và u nang.

Những tác dụng không mong muốn khi sử dụng cần tây

Cần tây chứa chất hóa học Psoralen phản ứng với ánh sáng mặt trời. Do đó, dùng cần tây và các thực phẩm khác chứa nhiều Psoralen có thể làm tăng độ nhạy cảm của da với tia cực tím. Từ đó, làm tăng nguy cơ viêm da, tổn thương do ánh nắng mặt trời và ảnh hưởng đến da.

Thận trọng khi dùng cần tây cho những đối tượng bị nhạy cảm với Psoralen vì có thể gây kích ứng.

>> Xem thêm video: Vườn Rau Cần Tây Hữu Cơ Áp Dụng Quy Trình 6 Không Nghiêm Ngặt Của Công Ty Vinaracu

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *