Kỹ Thuật Trồng Và Chăm Sóc Cây Dổi Lấy Hạt, Lấy Gỗ

Kỹ thuật trồng và chăm sóc cây dổi như thế nào? Cây dổi là loại cây đặc hữu của Việt Nam; được phân bố chủ yếu ở các tỉnh miền núi phía Tây Bắc và khu vực Tây Nguyên. Dổi là loài cây thân gỗ lớn cây trưởng thành có thể cao hơn 30m với đường kính thân lên tới hơn 1m, thân cây thẳng tăm tắp, tròn đều, phân cành cao cây có rễ cọc, tán hẹp, đường kính tán lá cây to nhất khoảng 5 mét. Gỗ dổi có mùi thơm đặc biệt, màu vàng mịn; vân đẹp loại gỗ này nhẹ mà bền, ít cong vênh mối mọt. Mùa ra hoa tháng 4-5, quả chín tháng 7-8 quả dổi khi chín sẽ bung ra để lộ hạt dổi đỏ căng mọng loại hạt này được quý như vàng mỗi hạt dổi to bằng hạt ngô, khi phơi khô chuyền màu đen hoặc nâu cánh gián. Chúng có lượng tinh dầu lớn thường được dùng làm gia vị hay dược liệu chữa bệnh.

Quả Dổi
quả dổi

Cây dổi có tác dụng gì?

  • Vỏ cây dổi chứa 0,24% alcaloid và tinh dầu có tác dụng chống sốt rét, giãn mạch và chống loạn nhịp. Vỏ quả chứa nhiều chất có tác dụng trừ ho, nhuận tràng; kháng khuẩn; trị táo bón.
  • Tinh dầu từ thịt quả và hạt chứa safrol và methyl eugenol có tác dụng trị sốt rét, đau nhức xương khớp.
  • Thân cây chủ yếu chứa camphor; safrol và elemicin có tác dụng kích thích tiêu hoá, trị đau bụng, ăn không tiêu.
  • Hạt dổi là vị thuốc quý có rất nhiều tác dụng như: chữa bệnh đường tiêu hóa (rối loạn tiêu hóa; tiêu chảy…); chữa bệnh xương cốt (thoái hóa khớp, thoát vị đĩa đệm, viêm khớp hay gai cột sống)…

Xem thêm: Các Loại Sầu Riêng Ngon, Được Yêu Thích Nhất Ở Việt Nam

Trồng và chăm sóc cây dổi.

Sau khi biết được những giá trị về kinh tế cũng như nhiều lợi ích khác mà cây dổi đem lại thì việc trồng và chăm sóc cây dổi để đem lại hiệu quả kinh tế cao là việc cần thiết, hôm nay VINARACU sẽ chia sẻ cho bà con cách trồng và chăm sóc cây dổi chi tiết nhất cùng tham khảo trong bài viết.

1. Lựa chọn giống

Với những cây dổi thực sinh ( ươm từ hạt ) thì thời gian từ lúc trồng cho tới lúc có thể thu hoạch lấy gỗ là 12 – 20 năm, còn đối với những giống cây dổi ghép thì thời gian này khoảng 6 – 15 năm. Lúc này mỗi cây sẽ đạt trung bình khoảng 1 met khối/ 1 cây.

Dù là lựa chọn loại cây thực sinh hay cây ghép thì mọi người cũng cần phải đáp ứng được các yêu cầu sau:

  • Là cây giống có nguồn gốc rõ ràng.
  • Cây giống trồng cần đạt yêu cầu tối thiểu 8 tháng và chiều ao tối thiểu là 40 – 50cm.
  • Giống cây khỏe mạnh, không sâu bệnh, sức đề kháng tốt.
  • Trước khi trồng cây thì cần đưa ra điều kiện tự nhiên (mưa, nắng,..) tối thiểu 1 – 2 tháng.
  • Chọn mua tại các cơ sở cung cấp giống uy tín, việc lựa chọn giống tốt sẽ giúp cho chúng ta tiết kiệm và dễ dàng hơn trong quá trình chăm sóc cây để cây phát triển tốt nhất.
Cây Dổi Giống
cây dổi giống

2. Xác định thời gian trồng

Thời gian thích hợp nhất trong năm để trồng cây đó là vào vụ xuân tháng 2 và 3 hay vụ thu vào tháng 8 và 9.

3. Mật độ trồng

Mật độ trồng tùy thuộc vào mục đích của bạn, nếu muốn trồng với thời gian dài, cây đạt thân gỗ lớn thì mật độ khoảng 400-500 cây/ha. Nếu muốn thu hoạch khi cây đạt chỉ tiêu một mét khối cho mỗi cây thì mật độ từ 900 – 1000 cây/ha.

4. Cách trồng giống cây dổi ghép

Chuẩn bị: Đào hố trước khi trồng khoảng 1 tháng với kích thước tiêu chuẩn 40 x 40 x 40 cm, đến trước khi trồng khoảng 2 tuần thì trộn phân NPK với tỷ lệ 5:10:3 vào đất với số lượng 0,2 -0,3 kg/hố và lấp hố.

Cách trồng:

  • Lựa chọn trồng cây vào thời tiết thường xuyên có mưa hoặc ẩm ướt để cây nhanh bén rễ.
  • Cần xé bỏ vỏ cẩn thận không được làm vỡ bầu đất khi trồng.
  • Khi trồng cần đặt cây thẳng giữa hố, mặt trên bầu ngang với mặt đất.
  • Tiến hành lấp đất rồi ấn chặt xung quanh bầu đồng thời vun lớp đất xung quanh cao hơn cổ rễ khoảng 3 – 5 cm.
  • Trong thời gian đầu cần tưới nước thường xuyên để tạo độ ẩm cho đất giúp cây ra rễ.
  • Kiểm tra thường xuyên để trồng dặm những cây chết.

xem thêm: Cách Ghép Ổi Ruby Ngay Tại Vườn Hiệu Quả Nhất

5. Quá trình chăm sóc cây dổi ghép

Bà con nông dân cần phát dọn dây leo, cây bụi và cỏ dại trong băng trồng cây dổi, cần tiến hành xới đất xung quanh hố với đường kính rộng tầm 60-80cm. Khi xới cần kết hợp bón thúc từ 0,2-0,3kg phân NPK/cây. Đồng thời, cần bảo vệ không cho gia súc phá hoại cây.

– Năm thứ nhất: Phát quang thực bì, cỏ dại và dây leo xâm lấn sau khi trồng khoảng 3 tháng. Kết hợp với việc làm cỏ cũng cần xới đất xung quanh gốc cây khoảng 1m.

– Năm thứ hai: Mỗi năm cần chăm sóc 3 lần. Vụ xuân phát cây leo bụi; đầu mùa mưa vun gốc phạm vi 1m và bón phân NPK (5:10:3) lượng bón 200g/ cây; cuối mùa mưa phát quang thực bì dây leo, cây bụi.

– Năm thứ ba: Cây dổi cần chăm sóc 2 lần. Lần đầu vào vụ đầu xuân cần phát quang thực bì; dây leo và cây bụi xâm lấn. Lần thứ 2 làm những việc trên kết hợp xới gốc và bón NPK.

– Cây trồng được 2 – 3 năm, nếu các cây trồng xen phát triển làm ảnh hưởng đến cây dổi, người trồng cần điều chỉnh lại mật độ các cây xen canh này.

– Từ năm thứ 4, chúng ta chỉ cần chăm sóc mỗi năm 1 lần bao gồm các việc: phát dây leo và cây bụi; bỏ cây sâu bệnh; chặt bỏ những cây tán lớn không mục đích.

Cây Dổi Trưởng Thành
cây dổi trưởng thành

6. Phòng trừ sâu bệnh trên cây dổi 

Cây dổi thường chịu ảnh hưởng của 2 loại sâu bệnh chính là sâu ăn lá và sâu đục nõn. Chúng sẽ làm gãy ngọn, gãy cành, kìm hãm tốc độ sinh trưởng và làm chết cây. Người trồng nên thường xuyên kiểm tra và bắt sâu vào buổi sáng hoặc dùng các loại thuốc chống mối và chống dế. Gợi ý:

– Cách 1: Dùng LORSBANE-50EC hoặc SUMICIĐINE-20EC (pha 4 lít thuốc với 70 lít nước) để phun vào hố trước khi trồng 10 – 15 ngày.

– Cách 2: Làm bả với thành phần gồm 90% cám gạo rang + 10% phân ngựa, bò khô + 11/000 BAĐAN-95 sp. Sau đó vê viên to bằng hạt lạc và rắc lên mỗi gốc 2 viên sau khi trồng.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *