Sầu riêng có tác dụng gì? Bệnh tiểu đường có ăn được sầu riêng không? Có nên ăn sầu riêng buổi tối không?… và tất tật những điều bạn nên biết sẽ có qua bài viết sau đây, đừng bỏ qua nó nhé!
Sầu riêng được mệnh danh là “vua của các loại trái cây” bởi những lợi ích mà nó mang lại. Mặc dù mùi vị của nó khá nồng nhưng nó lại chứa nhiều chất dinh dưỡng hơn rất nhiều các loại trái cây khác. Vậy những tác dụng của sầu riêng là gì? Cùng VINARACU tìm hiểu vấn đề này qua bài viết sau đây.
Sầu riêng là quả gì?
Mặc dù là món ăn khoái khẩu của rất nhiều người nhưng không phải ai cũng biết sầu riêng là quả gì cũng như nguồn gốc của nó. Các nhà nghiên cứu cho biết sầu riêng là tên thông dụng của một loại cây ăn quả thuộc chi Durio, họ Malvaceae. Vào thế kỷ 19, nhà tự nhiên học người Anh tên là Alfred Russel Wallace đã mô tả thịt của nó “một món trứng sữa nồng hương vị hạnh nhân”.
Đây là loại trái cây nhiệt đới, có nguồn gốc từ Đông Nam Á, nổi tiếng với biệt danh là “vua của các loại trái cây” bởi vì nó chứa nhiều chất dinh dưỡng hơn hầu hết các loại trái cây khác. Không chỉ ăn trực tiếp, sầu riêng còn được sử dụng để tạo hương vị cho nhiều loại món ngọt và món mặn khác nhau trong ẩm thực vùng Đông Nam Á. Hạt của loại quả này cũng có thể ăn được sau khi nấu chín.
Quả sầu riêng thường có kích thước lớn, với vỏ ngoài cứng và có nhiều gai nhọn bao phủ. Sầu riêng có rất nhiều giống, phổ biến nhất là giống Durio zibethinus. Quả sầu riêng có thể dài tới 30cm và rộng khoảng 15cm, với trọng lượng từ 1 đến 3 kg. Phần thịt sầu riêng có đỏ hoặc màu vàng nhạt.

Sầu riêng gồm những loại nào?
Một số loại phổ biến ở Việt Nam.
Sầu riêng Ri 6: Là giống sầu của Việt Nam, quả có dạng bầu dục, phần đáy hẹp, vỏ quả mỏng có màu xanh lá, khi chín cho màu vàng, mùi thơm đặc trưng, cơm dày, hạt lép, vị ngọt.
Sầu riêng chuồng bò: Có quả nhỏ hơn loại Ri 6, hơi bầu, vỏ quả mỏng màu xanh, gai to. Cơm có màu vàng nhạt, mềm và béo ngậy.
Sầu riêng khổ qua: Gồm hai giống là khổ qua vàng và khổ qua xanh. Giống khổ qua xanh cho năng suất cao và chất lượng hơn nên được ưa chuộng hơn. Sầu riêng khổ qua xanh có dạng bầu dài như quả trám, màu vỏ xanh giống màu trái khổ qua, gai nhọn và khá dày.
Sầu riêng Monthong Thái Lan: Quả có màu xanh hoặc ghi, hình trứng hoặc hình chữ nhật, gai dày. Cơm có mùi thơm nhẹ, màu vàng nhạt, dày và khô ráo có thể bảo quản lâu.Sầu riêng Cái Mơn: Có xuất xứ từ Campuchia, quả bé, vỏ mỏng màu xanh ngắt, gai thưa. Cơm có màu vàng nhạt như mỡ gà, hạt lép, vị béo đậm đà.
Tác dụng của sầu riêng
Sầu riêng là thực phẩm rất bổ dưỡng, chứa nhiều loại vitamin, chất xơ cùng với các hợp chất thực vật có lợi cho sức khỏe. Điểm danh một số tác dụng tốt của sầu riêng.
Giảm nguy cơ mắc các bệnh ung thư
Sầu riêng được cho là có đặc tính chống oxy hóa có thể giúp giảm nguy cơ ung thư. Là loại trái cây có chứa polyphenol có tác dụng ức chế sự phát triển và thậm chí tiêu diệt tế bào ung thư đồng thời có tác dụng bảo vệ, chống lại các dòng tế bào ung thư vú.
Chữa bệnh thiếu máu
Là một loại quả chứa rất nhiều sắt và folate có tác dụng kích thích sự sản sinh tế bào hồng cầu. Bên cạnh đó các khoáng chất khác có trong quả cũng kích hoạt quá trình này giúp bổ sung tế bào hồng cầu cho những người thiếu máu.
Giúp cải thiện tâm trạng và chất lượng giấc ngủ
Sầu riêng chứa tryptophan – một hoạt chất thúc đẩy quá trình sản xuất serotonin có tác dụng tạo cảm giác thư giãn và cải thiện tâm trạng. Bên cạnh đó tryptophan cũng được chuyển hóa thành melatonin trong quá trình tiêu hóa giúp kiểm soát chu kỳ giấc ngủ giúp bạn đi vào giấc ngủ hơn.
Tăng cường khả năng miễn dịch
Là loại trái cây chứa vitamin C – một chất chống oxy hóa chống lại các gốc tự do có hại và hỗ trợ khả năng miễn dịch của cơ thể chống lại nhiễm trùng và sự tấn công của các virus.
Chống nhiễm trùng
Một trong những lợi ích sức khỏe mà sầu riêng mang lại mà ít người biết tới chính là tác dụng chống lại các nhiễm trùng.
Theo các nghiên cứu, phần vỏ của sầu riêng là nguồn cung cấp dồi dào các hợp chất có đặc tính chống nấm men và kháng khuẩn. Vì tác dụng này mà mới đây, một nhóm nhà khoa học ở SIngapore đã biến vỏ sầu riêng thành những băng keo kháng khuẩn- loại thường dùng cho những vết thương hậu phẫu nhằm giảm nguy cơ bị sẹo lồi.
Kiểm soát huyết áp
Sầu riêng rất giàu kali một hoạt chất rất quan trọng trong việc duy trì sự cân bằng muối và chất lỏng giúp cơ thể điều chỉnh huyết áp.
Điều trị sắc tố da
Sầu riêng rất có lợi trong việc mang lại vẻ sáng tự nhiên và giúp chữa nám da. Các chất chống oxy hóa như vitamin C, A và các chất dinh dưỡng thực vật, polyphenol và flavonoid giúp giải độc các tế bào da.
Bên cạnh đó, lượng khoáng chất dồi dào trong quả có chức năng tổng hợp, làm sáng các vết thâm và sẹo, điều chỉnh các vùng da không đều màu, loại bỏ vết sạm nắng và giảm các dấu hiệu lão hóa sớm.
Tăng cường xương khớp
Sầu riêng rất giàu canxi, kali và magie – những khoáng chất góp phần vào sức khỏe xương khớp bằng cách tăng mật độ xương, cải thiện tính linh hoạt của khớp và củng cố độ bền của khớp.
Một số chú ý mà bạn nên biết
Như đã nói, sầu riêng là thực phẩm có nhiều lợi ích tuyệt vời cho sức khỏe. Tuy nhiên, khi tiêu thụ thực phẩm này, cần phải nắm vững một số lưu ý khi ăn cũng như những thực phẩm không nên dùng với sầu riêng.
Những thực phẩm đại kỵ với sầu riêng
Theo các chuyên gia dinh dưỡng, không phải ai cũng ăn được sầu riêng và không phải loại thực phẩm nào cũng có thể ăn kết hợp với loại quả này vì có những thực phẩm đại kỵ với sầu riêng. Khi kết hợp chúng, sẽ gây ra những tác động tiêu cực, đe dọa nghiêm trọng tới sức khỏe con người.
Dưới đây là những thực phẩm đại kỵ với sầu riêng bạn cần phải nhớ:
Không ăn sầu riêng và rượu cùng lúc với nhau vì có thể dẫn đến tình trạng buồn nôn, nôn do do sự tương tác giữa các hợp chất giống lưu huỳnh có trong quả và rượu với nhau thậm chí có thể dẫn đến tử vong.Không ăn sầu cùng với một số loại thực phẩm khác như: măng cụt, vải thiều, sữa, thịt cừu, thịt bò hoặc cua vì đều có thể gây hại cho cơ thể bạn.
Các gia vị cay, nóng: các gia vị cay nóng như ớt, tỏi… cũng cần tránh kết hợp với sầu riêng bởi cũng như rượu, chúng đều có tính nóng. Vì thế, khi ăn cả 2 cùng lúc sẽ gây ra hiện tượng bốc hỏa, bứt rứt khó chịu trong người, làm tăng nguy cơ ngộ độc thực phẩm cho cơ thể.
Cà phê: cũng thuộc loại thực phẩm không nên kết hợp cùng sầu riêng. Các chuyên gia dinh dưỡng cho biết trong cà phê có chứa nhiều caffein, khi kết hợp cùng sầu riêng có thể gây ra một số phản ứng hóa học có trong loại quả này, để lại nhiều hệ lụy khôn lường cho sức khỏe.
Thịt bò, thịt cừu, thịt chó: những loại thịt không nên kết hợp cùng sầu riêng. Bởi vì sầu riêng chứa rất nhiều đường, kali, chất béo, glycemic. Trong khi đó, các loại thịt trên đều là nguồn bổ sung chất béo và protein dồi dào. Vì thế, nếu sử dụng cùng lúc hai loại này sẽ khiến cholesterol trong cơ thể tăng cao đột ngột, gây nhiều tác động tiêu cực tới cơ thể.
Dù đây là loại trái cây rất tốt cho sức khỏe nhưng không nên tiêu thụ quá nhiều sầu riêng bởi vì nếu ăn quá nhiều dễ gây ra tình trạng rối loạn tiêu hóa như đầy bụng, khó tiêu, buồn nôn. Theo đó, chúng ta chỉ nên ăn khoảng 2 múi sầu riêng một ngày.
Ngoài ra, để đảm bảo sức khỏe, các chuyên gia dinh dưỡng khuyến cáo, khi ăn sầu riêng, tốt nhất nên ăn kèm thêm các loại trái cây có tính mát khác như măng cụt, thanh long,… để làm hạ nhiệt, giúp dễ tiêu hóa hơn, thu được nhiều lợi ích cho sức khỏe hơn.