7 loại rau thơm ngon mà người bệnh tiểu đường nên đưa vào chế độ ăn

Ăn các bữa ăn lành mạnh và cân bằng là chìa khóa để quản lý bệnh tiểu đường. Nhiều bệnh nhân tiểu đường cảnh giác cao độ khi nói đến chế độ ăn uống của họ, vì một số loại thực phẩm có thể dẫn đến mức đường huyết tăng đột biến nguy hiểm. Điều quan trọng là phải được thông báo về các thông tin dinh dưỡng và sử dụng lời khuyên của bác sĩ khi xây dựng kế hoạch bữa ăn thân thiện với bệnh nhân tiểu đường. Nếu bạn đang muốn đưa nhiều rau hơn vào chế độ ăn uống của mình như một phần của kế hoạch quản lý bệnh tiểu đường, thì bạn sẽ rất vui khi biết rằng có rất nhiều lựa chọn ngon miệng. Từ ớt chuông đến cải xoăn và thậm chí cả khoai lang, danh sách các loại thực phẩm bổ dưỡng cần có trong chế độ ăn uống của bạn là vô tận. Trong bài đăng trên blog này, chúng tôi đang khám phá một số loại rau tốt nhất để đưa vào chế độ ăn uống của bạn nếu bạn đang mắc bệnh tiểu đường. Những loại rau này không chỉ giàu chất dinh dưỡng mà còn có hương vị tuyệt vời khi là một phần của món salad, món xào và thậm chí cả súp. Cùng VINARACU tìm hiểu xem đó là những loại rau nào nhé

7 Loại rau thơm ngon mà người mắc bệnh tiểu đường nên ăn

Tiểu Đường Và 7 Loại Rau Nên Ăn
tiểu đường và 7 loại rau nên ăn

Ớt chuông

Anthocyanin có trong ớt chuông ức chế hoạt động của 2 loại men tiêu hóa chủ chốt là alpha glucosidas và lipas. Men alpha-glucosidase hỗ chợ chuyển hóa carbohydrat thành glucose trong khi lipas tuyến tụy giúp giáng hóa chất béo thành axit béo. Nếu tiêu hóa carbonhydrat và lipid diễn ra chậm, hàm lượng đường huyết và lipid cũng giảm, do vậy làm giảm nguy cơ tăng đường huyết và giúp kiểm soát lượng đường huyết.

Khoai lang

Khoai lang có tên khoa học Ipomoea batatas. Khoai lang các loại là lựa chọn thay thế tốt cho khoai tây trắng. Chúng có chất xơ và chất dinh dưỡng cao hơn, chẳng hạn như beta carotene. Ngoài giá trị dinh dưỡng, khoai lang có chứa các đặc tính có thể làm giảm nguy cơ mắc bệnhtiểu đường loại 2.

Giống như khoai tây trắng, khoai lang có nhiều carbohydrate. Mặc dù vậy, những người mắc bệnh tiểu đường có thể ăn chúng trong chừng mực. Có một số loại khoai lang đã được chứng minh là có lợi ích cho những người bị mắc bệnh liên quan đến lượng đường trong máu và béo phì.

Khoai lang chứa rất nhiều chất dinh dưỡng như: Vitamin A ở dạng beta carotene,chất đạm, chất xơ, canxi, magiê, phốt pho, kali, kẽm, vitamin C, vitamin B-6, folate, vitamin K. Với lượng calo thấp, khoai lang có khả năng cân bằng hàm lượng insulin trong cơ thể, giảm lượng đường trong máu. Vì vậy loại củ này rất an toàn đối với bệnh nhân tiểu đường.

Khoai lang còn có tác dụng cải thiện tiêu hóa cho bệnh nhân tiểu đường. Khoai lang giàu chất xơ, có tác dụng loại bỏ các chất thải tích tụ trong dạ dày và làm mềm phân giúp ngăn ngừa táo bón. Khoai lang kích thích sản xuất dịch vị do đó giúp cải thiện tiêu hóa.

Ngoài ra, khoa lang rất hiệu quả khi có khả năng cải thiện chuyển hóa và tốt cho những người muốn giảm cân. Nguyên nhân là trong củ khoai lang giàu các chất dinh dưỡng như protein, vitamin, các khoáng chất và carbohydrates, có tác dụng thúc đẩy tốc độ chuyển hóa, cải thiện chức năng trao đổi chất của cơ thể.

Bông cải xanh

Sở dĩ bông cải xanh được khuyên dùng cho người bệnh tiểu đường là nhờ chiết xuất sulforaphane có trong loại rau này. Sulforaphane là dưỡng chất được tìm thấy trong các loại rau thuộc họ cải như súp lơ, cải Brussel (hay cải tí hon) và bông cải xanh. Chất này có khả năng kích hoạt các enzyme có chức năng bảo vệ nhằm hạn chế những tổn thương gây ra ở tế bào do nồng độ đường trong máu cao. Chưa hết, nghiên cứu trên chuột còn cho thấy sulforaphane có khả năng giảm sản xuất glucose tại gan và nồng độ glucose máu lúc đói.

Trong một khẩu phần 62g bông cải xanh có chứa 5g chất xơ và 50 calo. Nhờ đó loại rau ăn hoa này rất thích hợp với những người bệnh tiểu đường muốn giảm cân

>>> xem thêm: Top 6 Thực Phẩm Tuyệt Đối Không Nên Bỏ Qua Nếu Bạn Mắc Viêm Gan B

Rau chân vịt

Acid folic là một chất được tìm thấy trong thành phần của rau chân vịt. Chất này có cơ chế giống như chất chống oxy hóa, từ đó hạn chế nguy cơ tăng lượng đường huyết đồng thời tăng độ nhạy insulin. Do vậy rau chân vịt được cho là tốt với bệnh nhân mắc bệnh đái tháo đường.

Theo một số nghiên cứu khác, acid alpha lipoic có thể giảm nguy cơ mắc bệnh thần kinh ngoại biên.Tuy nhiên dưỡng chất này thường dùng tiêm tĩnh mạch. Để chắc chắn công dụng khi nạp từ thực phẩm vẫn cần có thêm nhiều nghiên cứu khác.

Súp lơ

Nếu bạn mắc bệnh tiểu đường thì hãy bổ sung súp lơ xanh. Đó là công bố của một nghiên cứu trên tạp chí Science Translational Medicine.

Các nhà nghiên cứu từ Học viện Sahlgrenska, Đại học Gothenburg và Khoa Y tại Đại học Lund ở Thụy Điển đã phát hiện chiết xuất từ bông cải xanh có thể khá hiệu quả trong việc kiểm soát các triệu chứng của bệnh tiểu đường tuýp 2.

Nguyên nhân là do sự hiện diện của một hợp chất chống oxy hóa gọi là sulforaphane.

Bữa ăn lý tưởng của bệnh tiểu đường

Bữa Ăn Lý Tưởng Của Bệnh Nhân Tiểu Đường
bữa ăn lý tưởng của bệnh nhân tiểu đường

Bạn hãy nấu các bữa ăn bổ dưỡng với rau sẽ giúp kiểm soát các triệu chứng của bệnh tiểu đường. Bất kỳ bữa ăn bao gồm một số thành phần trên sẽ cung cấp dinh dưỡng tuyệt vời.

Để giữ cho bữa ăn lành mạnh và hương vị, những người mắc bệnh tiểu đường nên tránh sử dụng quá nhiều muối hoặc phụ thuộc vào các thành phần đóng gói sẵn có nhiều natri.

>>> xem thêm: Bệnh Viêm Phổi Và 5 Loại Rau Giúp Điều Trị Tốt Nhất

Tính toán lượng calo cẩn thận cũng sẽ hỗ trợ kiểm soát glucose. Lượng calo dư thừa có thể biến một bữa ăn lành mạnh thành một yếu tố nguy cơ làm tăng cân quá mức và làm cho tình trạng nhạy cảm với insulin trở nên tồi tệ hơn.

Cân bằng thực phẩm ít lành mạnh hơn với những thực phẩm bổ dưỡng hơn là cách duy trì sức khỏe đồng thời cũng giúp cho cảm giác ngon miệng tốt hơn. Có một rủi ro là việc cấm một số loại thực phẩm có thể khiến chúng cảm thấy hấp dẫn hơn nữa. Điều này có thể dẫn đến sự kiểm soát kém hơn đối với việc lựa chọn thực phẩm trong bữa ăn của người tiểu đường.

Ngoài rau thì người bị tiểu đường có thể ăn hoa quả. Trái cây luôn là lựa chọn hàng đầu mà tác động rất ít đối với lượng đường trong máu. Đối với những người muốn ngăn ngừa bệnh tiểu đường, nghiên cứu đã chỉ ra rằng ăn trái cây làm giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường.

Như vậy rau cho người tiểu đường góp phần kiểm soát đường huyết và tăng cường sức khỏe. Tuy nhiên bữa ăn của người tiểu đường vẫn cần tính toán hợp lý các thành phần để cung cấp một lượng calo cần thiết.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *